- Trang chủ
- Tin bài về Thuế
- Cảnh báo về giả mạo công chức cơ quan thuế hướng dẫn và cung cấp đường dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Cảnh báo về giả mạo công chức cơ quan thuế hướng dẫn và cung cấp đường dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
2024-01-05
CẢNH BÁO
V/v: Cảnh báo về giả mạo công chức cơ quan thuế hướng dẫn và cung cấp đường dẫn cài đặt ứng dụng giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.
Hiện nay, một số đối tượng giả danh công chức, viên chức nhà nước cung cấp đường dẫn và hướng dẫn người sử dụng cài đặt các ứng dụng giả mạo ứng dụng của cơ quan nhà nước nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoạị, thiết bị thông minh, lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng với mục đích chiếm đoạt tài sản.
Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh trân trọng thông báo:
Các ứng dụng ngành Thuế mà Cục Thuế đang triển khai trên thiết bị thông minh chỉ thông qua Google Play (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) và AppleStore ( đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS).
Người nộp thuế khi sử dụng các ứng dụng của ngành thuế phát triển cung cấp qua hình thức ứng dụng (Applications) trên thiết bị thông minh như: Etax Mobile, Tra cứu hóa đơn, HCMTax,..cần lưu ý:
- Truy cập và tải ứng dụng chính thức qua Google Play (đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành Android) và AppleStore ( đối với thiết bị sử dụng hệ điều hành IOs), kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển).
- Liên hệ qua số điện thoại đầu mối của các Chi cục Thuế, Cục Thuế để được hỗ trợ qua số điện thoại được niêm yết trên trang web của Cục Thuế khi cần hỗ trợ về thông tin.
- Không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh qua các đường dẫn (url) hoặc các hướng dẫn khác không chính thống.
- Lưu ý một trong số dấu hiệu nhận diện các ứng dụng lừa đảo khi cài đặt ứng dụng thường yêu cầu cấp quyền như: xem màn hình, dữ liệu nhập, điều khiển màn hình…nên cần kiểm tra ứng dụng và các tính năng ứng dụng trước khi cấp các quyền trên.
- Cục Thuế niêm yết các hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn cài đặt trên kênh Youtube, trang web, cổng thông tin điện tử của Cục Thuế.
Cục Thuế Hồ Chí Minh trân trọng thông báo.
Cùng chuyên mục
-
Chống thất thu thương mại điện tử: ngành thuế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Đó là khẳng định của Vụ trưởng Vụ Thanh tra, kiểm tra thuế (Tổng cục Thuế) Vũ Mạnh Cường tại cuộc họp báo thường kỳ quý III do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia tổ chức ngày 20/10. Theo ông Vũ Mạnh Cường, vài năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh trên nền tảng số phổ biến tại các TP lớn ở Việt Nam, ngành thuế đã có nhiều giải pháp để chủ động quản lý. Cụ thể, Tổng cục Thuế đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực từ 1/7/2020. Theo đó, để đấu tranh phòng chống gian lận qua hoạt động thương mại điện tử, Luật đã quy định nhiệm vụ, chức năng, quy tắc phối hợp giữa các bộ, ban, ngành. Trong đó, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ cung cấp, phối hợp để chuyển dữ liệu thông tin và biện pháp quản lý đối với hoạt động kinh doanh qua mạng cho cơ quan thuế. Cùng với đó, ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp tất cả dữ liệu mua bán hàng hoá khi được cơ quan thuế đề nghị. Trên cơ sở này, ngành thuế đã hoàn thiện cơ chế quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, cơ quan thuế đã hỗ trợ người nộp thuế kê khai, nộp thuế điện tử, từng bước tiến tới thanh kiểm tra thuế điện tử. Khi đó, cán bộ thuế sẽ ở trụ sở, thông qua cổng thông tin điện tử để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, mà không cần phải xuất hiện tại trụ sở DN. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan truyền thông, nhằm hình thành thói quen về nghĩa vụ với NSNN của từng người dân. Ông Vũ Mạnh Cường cho biết thêm, thời gian qua, hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử chủ yếu xuất hiện ở Hà Nội và TP HCM là 2 địa bàn có nền tảng công nghệ thông tin phát triển. Do đó, ngành thuế đã chủ động tuyên truyền đến các cá nhân, tổ chức. Riêng tại TP Hà Nội, từ năm 2017 đến nay, cơ quan thuế đã rà soát và gửi tin nhắn SMS thông báo, hướng dẫn tới 13.422 chủ tài khoản Facebook có hoạt động kinh doanh bán hàng qua mạng. Đến thời điểm hiện tại, có trên 2.000 cá nhân đã đăng ký và được cấp mã số thuế để kê khai, nộp thuế. Cơ quan thuế cũng đã chủ động đề nghị 45 ngân hàng thương mại cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế. Theo dữ liệu do các ngân hàng cung cấp, số lượng tổ chức, cá nhân mở tài khoản tại các ngân hàng là 18.304 với tổng số thu nhập nhận được từ các trang mạng xã hội Google, Facebook, Youtube là hơn 1.462 tỷ đồng. Qua tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, nộp thuế của cơ quan thuế, các tổ chức, cá nhân đã tự giác thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Cùng với đó, qua thanh kiểm tra, cơ quan thuế đã thu nộp vào ngân sách gần 14 tỷ đồng tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp. Riêng đối với hoạt động cho thuê nhà thông qua các ứng dụng điện tử, cơ quan thuế đã xác định được doanh thu của hoạt động này trong 8 tháng năm 2020 là trên 5.000 tỷ đồng, từ đó khai thác tăng thu khoảng 93 tỷ đồng vào NSNN. Hiện các cục thuế đang tiếp tục có văn bản gửi các ngân hàng thương mại đề nghị cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân có thu nhập từ dịch vụ trên các trang mạng xã hội nước ngoài để thực hiện quản lý thuế. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh thanh kiểm tra đối với người nộp thuế không tự giác kê khai thuế sau khi đã được tuyên truyền, hướng dẫn. Đối với trường hợp chây ỳ, sẽ phối hợp với cơ quan công an xác minh thông tin để có biện pháp quản lý kịp thời. Đối với hoạt động có quy mô lớn, đặc thù, cơ quan thuế sẽ phối hợp với Cục An ninh phòng chống tội phạm công nghệ cao (Bộ Công an) để xử lý theo quy định pháp luật. Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, để tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, Ban chỉ đạo vừa ban hành Kế hoạch 399/KH-BCĐ389 được triển khai trong 3 năm, từ ngày 1/11/2020 đến ngày 31/10/2023. Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng, các công ty viễn thông, công ty cung cấp hạ tầng mạng cập nhật đầy đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử. Trên cơ sở đó, tăng cường công tác quản lý thuế, có biện pháp truy thu đối với các tổ chức, cá nhân không khai báo. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Theo Ban chỉ đạo 389 quốc gia, 9 tháng năm 2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 138.400 vụ việc vi phạm, thu nộp NSNN gần 15.679 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2019), khởi tố 1.497 vụ với 1.800 đối tượng. Riêng cơ quan thuế đã phát hiện, xử lý gần 49.000 vụ vi phạm, nộp NSNN hơn 13.267 tỷ đồng. Minh Huệ
-
Tiết kiệm 3.500 tỷ nhờ hạn chế in mới tiền lẻ dịp Tết
Tiết kiệm 3.500 tỷ nhờ hạn chế in mới tiền lẻ dịp Tết Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, việc hạn chế in tiền lẻ mới dịp Tết Nguyên đán giúp ngân sách tiết kiệm 3.500 tỷ đồng trong các năm gần đây. Chia sẻ tại cuộc họp sáng 24/12, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho hay, năm nay sẽ tiếp tục không in mới tiền lẻ dịp Tết Tân sửu. Chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là hạn chế và tiết kiệm chi phí đối với vấn đề này. Như mọi năm, cơ quan điều hành sẽ chủ động cung tiền mệnh giá nhỏ (dưới 10.000 đồng), gồm cả tiền cũ và tiền mới đã in và phát hành vào các thời điểm trong năm, trước Tết nguyên đán. Từ năm 2013 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chủ trương không đưa tiền mới mệnh giá nhỏ (từ 5.000 đồng trở xuống) vào lưu thông. Theo tính toán của cơ quan này, việc không phát hành tiền mới in vào dịp Tết đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng nhờ chi phí in, vận chuyển, bảo quản, đóng gói, phân loại, kiểm đếm... 5-6 năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với Bộ Văn hoá và Bộ Thông tin truyền thông để tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân về vấn đề dùng tiền lẻ mới đi lễ chùa dịp Tết. Đây là tập quán và thói quen của người dân Việt Nam, tuy nhiên ông cho rằng đến lúc nhận thức người dân cũng cần thay đổi. Tại cuộc họp, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm, do cầu tín dụng suy yếu bởi tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nên dư nợ năm nay tăng thấp hơn các năm trước. Đến 21/12, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm trước và dự kiến đạt 11% đến hết năm. Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước dự kiến lấy con số tăng trưởng tín dụng 12% là định hướng mục tiêu cho ngành ngân hàng, cũng có thể nới lên 13-14%. Đây không phải là chỉ tiêu pháp lệnh hay bắt buộc nhưng là chỉ tiêu định hướng để điều hành chính sách tiền tệ. Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ tại họp báo sáng 24/12. Ảnh: Quỳnh Trang. Về xu hướng lãi suất, nếu nền kinh tế ổn định, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, lạm phát ở mức hợp lý, kinh tế tăng trưởng thì ông Tú cho rằng lãi suất thấp ở mức này duy trì càng lâu càng tốt, và xu hướng nếu được có thể giảm thêm. Việc điều chỉnh lãi suất điều hành trong thời gian tới phải phụ thuộc vào các biến số nền kinh tế. "Ngay đầu năm, chúng tôi cũng không nghĩ tới việc giảm lãi suất điều hành tới ba lần, nhưng thời điểm và điều kiện cho phép là làm ngay để quyết liệt đưa mặt bằng lãi suất xuống thấp", ông Tú chia sẻ. Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu hạn trả nợ cho khách hàng với dư nợ gần 355.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi suất trên số dư nợ 1 triệu tỷ đồng. Tới cuối tháng 10, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã vượt 2%, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đánh giá đây là tất yếu trong bối cảnh khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm do ảnh hưởng của dịch. Quỳnh Trang
-
Lợi nhuận ngân hàng năm 2021 sẽ tiếp tục khả quan
Lợi nhuận ngân hàng năm nay được dự đoán tăng tốt và tiếp tục khả quan trong năm sau nhờ điểm sáng từ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu, đầu tư công Còn chưa đầy nửa tháng sẽ kết thúc năm tài chính 2020 và bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng phần nào lộ ra với nhiều điểm sáng so với các ngành khác dù chịu tác động nặng của Covid-19. Cụ thể, đến hết 30/11, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng An Bình đạt 1.378 tỷ đồng, tương ứng 101% kế hoạch năm nay. Ngân hàng Á Châu (ACB) hết tháng 11/2020, lãi trước thuế lũy kế 8.723 tỷ đồng, vượt 14% mục tiêu kế hoạch lợi nhuận năm. Trong khi đó, VIB đến hết tháng 10 năm nay, lợi nhuận trước thuế là 4.570 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, chính thức hoàn thành 100% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2020. Sacombank sau 10 tháng cũng đã hoàn thành 100% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm... Trước đó, theo thống kê 3 quý đầu năm, nhiều ngân hàng cũng giữ được nhịp tăng trưởng lợi nhuận. Khảo sát 26 ngân hàng cho thấy mức tăng lãi sau thuế đạt 76.273 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có đến 16 trong số 26 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với 9 tháng đầu năm 2019. Với kết quả này, các chuyên gia nhận định, năm 2020, nhiều ngân hàng vẫn có doanh thu và lợi nhuận lớn, thậm chí có mức lãi cao nhất lịch sử, bất chấp dịch bệnh. Một trong những nguyên nhân là lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức cao, giảm không đáng kể hoặc chỉ giảm trong một số nhóm ưu đãi nhỏ, đi kèm điều kiện vay cao, dù lãi suất huy động đã hạ rất sâu. Ngoài ra, TS. Lê Đạt Chí, Phó Trưởng khoa Tài chính – Đại học Kinh tế TP HCM phân tích thêm, doanh thu ngân hàng năm 2020 sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực sau khi Thông tư 01 hết hiệu lực. Theo ông, số doanh nghiệp nằm trong diện phải cơ cấu lại nợ theo quy định của Thông tư này là nhỏ. Thêm nữa, thời gian tối đa hiệu lực của Thông tư 01 chỉ là 12 tháng nên nếu tính từ lúc đại dịch xảy ra đến nay, tình trạng nợ đã gần như rõ ràng trong quý III/2020. Các doanh nghiệp trụ được qua lần tác động đầu của đại dịch cũng đã tiếp tục vòng quay vay và trả nợ. Theo ông Chí, tới thời điểm này dòng tiền đã quay trở lại chu kỳ bình thường. Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, năm nay khách hàng chống chọi với Covid-19, nên lợi nhuận về tổng thể sẽ suy giảm nhẹ, trong đó có phần hỗ trợ qua giảm lãi suất và phí dịch vụ... Ngoài ra, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng năm 2020 khả năng sẽ điều chỉnh giảm do các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Chẳng hạn với lát cắt chi phí trích lập dự phòng nói trên, mặc dù tổng lợi nhuận trước dự phòng 3 quý đầu năm vẫn tăng trưởng khoảng 11,5%, nhưng tổng lợi nhuận sau đó sẽ sụt giảm vài phần trăm so với cùng kỳ 2019. Mức suy giảm đó trở nên chênh lệch lớn khi so với mức tăng trưởng tới 32,8% cùng kỳ năm trước đạt được. Giao dịch tại một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy. Lợi nhuận năm tới tiếp đà tăng trưởng nhờ chính sách tài khóa Dự báo về triển vọng kinh doanh của ngân hàng năm 2021, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải theo dõi diễn tiến tình hình dịch Covid-19 vốn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước phương Tây. Thêm vào đó, tình hình bầu cử ở Mỹ và những diễn biến tiếp theo có thể gây khủng hoảng cho nước này trong những tháng tới, gián tiếp làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ không thể tránh được tác động tiêu cực chung từ bên ngoài. Điểm sáng cho Việt Nam , theo ông Hiếu, nằm ở việc các quốc gia hầu như sẽ thực thi nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong xu hướng như vậy, các gói kích thích tiêu dùng, nhập khẩu sẽ tạo đà tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam vốn dựa vào xuất khẩu và là cú hích tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm tới. Những chiến lược phát triển để tăng thu trong năm 2021 của các nhà băng, được giới chuyên gia cho rằng ảnh hưởng của chính sách tài khóa cần xét đến đầu tiên. Với quyết tâm của Chính phủ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng 6% trong năm tới, TS. Lê Đạt Chí cho rằng chính sách tài khóa sẻ mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới cho ngành ngân hàng. "Một trong số đó là đầu tư chi tiêu công cho các đô thị trọng điểm, giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động kinh doanh, vay vốn của các nhà thầu", ông nói. Ngoài ra, trong báo cáo mới đây của VNDirect, nhóm chuyên gia của công ty này giả định nền kinh tế toàn cầu sẽ dần phục hồi, tương quan với xu hướng phục hồi nền kinh tế của Việt Nam hiện nay. Nhờ đó, các hoạt động thương mại, sản xuất, dịch vụ, trong đó có du lịch sẽ dần quay trở lại hoạt động bình thường, thúc đẩy nhu cầu tín dụng trong quý 4/2020 và năm 2021. VNDirect dự báo năm 2020 tín dụng tăng trưởng khoảng 9% và năm 2021 tầm 13-14%. Do đó, các ngân hàng có thể thu được phần thu nhập lãi của các khoản cho vay tái cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để cải thiện thu nhập lãi, giúp tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các nhà băng phục hồi trong năm 2021, dù ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng lưu ý các nhà băng trong năm sau cần tiếp tục củng cố quản trị rủi ro đối với những khoản cho vay tồn đọng. Bên cạnh đó, là tính đến cải tiến cách vận hành để định vị và thêm vào những khách hàng mới, sẽ xuất hiện nhờ những ưu đãi trong chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế. Nguyễn Nam
-
Ông Trương Văn Phước: ‘Đừng quá bi quan khi bị dán mác thao túng tiền tệ’
Xuất siêu sang Mỹ do cơ cấu thương mại, không phải do tỷ giá - Theo ông, động cơ nào khiến Mỹ theo dõi và gắn mác "thao túng tiền tệ" với một số nước, trong đó có Việt Nam? - Từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ vào đầu 2017, các chính sách của Mỹ luôn đi theo khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết". Để thực hiện lời hứa tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, chính quyền Trump có các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài quay về nước sản xuất, cũng như khuyến khích xuất khẩu hàng hoá Mỹ ra nước ngoài trong bối cảnh cán cân thương mại của Mỹ nhập siêu lớn. Ông đã khởi phát chính sách áp thuế suất lên hàng nhập khẩu vào Mỹ từ các quốc gia xuất siêu lớn với họ như Trung Quốc, Đức, Canada... Đây là các công cụ mạnh mẽ và táo bạo của Donald Trump trong chính sách ngoại thương. Dưới quan điểm của Mỹ, nếu hàng hoá được mua bán dựa trên chất lượng và giá cả sòng phẳng, tại sao Mỹ mua nhiều nhưng các nước khác lại mua ít? Vì thế họ nghi ngờ các nước thao túng tiền tệ để phá giá đồng tiền trên giá trị thực nhằm tài trợ vào giá thành hàng hoá để xuất đi với giá rẻ hơn. Ông Trương Văn Phước tại một sự kiện gần đây. Ảnh: Anh Tú. - Khi nào Mỹ xác định một quốc gia là "thao túng tiền tệ"? - Để giảm nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước trên thế giới, Mỹ đặt ra hai tiêu chí gồm thặng dư thương mại hàng hoá song phương với Mỹ không quá 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai tương đương không vượt 2% GDP. Tiêu chí thứ ba là trong ít nhất 6 trên 12 tháng, tổng lượng ngoại tệ mua ròng của ngân hàng trung ương không quá 2% GDP. Có nghĩa, Mỹ ám chỉ một quốc gia mua nhiều ngoại hối là đang làm suy yếu đồng tiền nội tệ hay phá giá tiền tệ. Nếu một quốc gia vượt ngưỡng cả ba tiêu chí sẽ bị họ dán mác "thao túng tiền tệ". Hằng năm, Mỹ hai lần công bố báo cáo theo dõi với một số đối tác thương mại lớn. Việt Nam đã nằm trong danh sách theo dõi từ tháng 6 năm ngoái khi hai tiêu chí xuất siêu sang Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai đều vượt ngưỡng. Trong báo cáo mới nhất công bố vào tháng 12, Việt Nam không đáp ứng được cả ba tiêu chí trên nên bị gắn nhãn "thao túng tiền tệ". Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc Việt Nam có ý đồ thao túng tiền tệ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh không lành mạnh. Việt Nam còn thời gian để đối thoại, giải thích rõ cho Mỹ trước khi họ đưa ra kết luận sau cùng. - Việc Việt Nam vượt ngưỡng cả ba tiêu chí dẫn đến việc bị dán nhãn "thao túng tiền tệ" nên được hiểu như thế nào? - Thứ nhất, việc thặng dư thương mại với Mỹ lớn có nhiều lý do nhưng chủ yếu do cấu trúc của cán cân thương mại Việt Nam. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu trong hơn 30 năm qua phản ánh quá trình chuyển đổi của nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, với đặc trưng chi phí nhân công rẻ, thâm dụng lao động, tiếp nhận đầu tư nước ngoài, khai thác tài nguyên. Đó là lý do trong 25 năm bình thường hoá quan hệ với Mỹ, cơ cấu thương mại của Việt Nam với Mỹ ngày càng tăng lên. Mỹ thắc mắc nếu không phải can thiệp tỷ giá sao Việt Nam bán hàng qua Mỹ nhiều như vậy? Nguyên nhân sâu xa là lao động Việt Nam giá quá rẻ. Nhiều người dân thất nghiệp bỏ làng quê để lên thành thị vào làm cho các khu công nghiệp, mỗi tháng được 5-7 triệu sống qua ngày. Yếu tố này kết tinh vào giá thành sản phẩm, từ đó giá hàng hoá xuất đi rất rẻ. Thứ hai, về cán cân vãng lai - bao gồm cán cân thương mại và các khoản chuyển tiền (gồm chuyển tiền từ nước ngoài về, nhất là kiều hối). Vài năm trở lại đây, chúng ta xuất siêu nhưng không lớn, một năm cỡ khoảng 5-10 tỷ, năm nay hơn 20 tỷ. Trong khi cán cân vãng lai của các nước tăng cao do thương mại thì ở Việt Nam, cán cân vãng lai thặng dư chủ yếu do nhận tiền kiều hối từ nước ngoài về. Đây là những khoản người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về để trợ cấp cho người thân trong nước. Kiều hối chảy về là yếu tố khách quan, không phải vì tỷ giá cao hay thấp mà người Việt tại nước ngoài quyết định chuyển hoặc không chuyển tiền về. Do đó, tỷ giá không phải là yếu tố làm cán cân vãng lai thặng dư vượt quá tiêu chí của Mỹ quy định là 2% GDP. Thứ ba, về can thiệp trên thị trường ngoại hối, tôi cho rằng hoạt động mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua về mặt bản chất là quá trình chuyển đổi ngoại hối. Hiện nay pháp luật ngoại hối Việt Nam không cho phép dùng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Nhà đầu tư chuyển ngoại tệ vào Việt Nam kinh doanh thì phải chuyển đổi ra tiền đồng. Các nhà xuất khẩu hay nguồn tiền kiều hối chuyển về nước cũng phải đổi qua tiền đồng để sử dụng. Việc Ngân hàng Nhà nước mua vào ngoại tệ suy cho cùng là thực hiện chức năng chuyển hoá các đồng ngoại tệ để giúp người dân tại lãnh thổ Việt Nam có thể dùng tiền đồng, tức việc mua vào này là bắt buộc. Một vấn đề quan trọng nữa họ cho rằng Việt Nam đã mua ngoại hối can thiệp nhằm định ra giá trị tiền đồng dưới giá trị thật. Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng, chúng ta có thời gian để giải thích rõ hơn với Mỹ về mức ngang giá tiền tệ của tiền đồng so với USD. Mức ngang giá tiền tệ này phụ thuộc chủ yếu vào mức chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam với các đối tác thương mại chính, nhất là với Mỹ. Trong những năm gần đây, lạm phát bình quân của Việt Nam là 4% trong khi lạm phát của Mỹ chưa đến 2%, việc tiền đồng mất giá 1-1,5% có thể hiểu được. Tôi không cho rằng VND hiện nay dưới giá trị thực như trong báo cáo của Mỹ. Có nhiều năm lạm phát Việt Nam cao 5-6% nhưng tiền đồng chỉ mất giá 1-2%. Tiền đồng thậm chí còn mất giá rất chậm. Tóm lại, đó là những vấn đề khách quan, Việt Nam không chủ đích thao túng tiền tệ để tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu mà việc xuất siêu sang Mỹ bản chất do cơ cấu thương mại. Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: SBV. Để 'tháo mác thao túng tiền tệ' - Vậy Việt Nam cần hành động cụ thể ra sao để hoá giải câu chuyện này và để được tháo mác "thao túng tiền tệ"? - Sắp tới, chúng ta sẽ đối thoại, giải thích và đàm phán với Mỹ. Còn thời gian đàm phán bao nhiêu để ra quyết định sau cùng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong tương quan thương mại, Mỹ mong muốn Việt Nam phải thu hẹp thặng dư thương mại. Việt Nam cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn điều chỉnh dần để cán cân thương mại tiến tới cân bằng là tốt hoặc để thặng dư không lớn. Theo đó, Việt Nam sẽ cần điều chỉnh cơ cấu thương mại đối với nhiều nước, tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh như nông sản, công nghệ cao, năng lượng và thiết bị khoa học kỹ thuật... - Trong kịch bản kém "tươi sáng" nhất, một nước bị dán nhãn thao túng tiền tệ sẽ chịu hệ quả như thế nào? - Nên nhớ rằng, Mỹ cũng từng dán nhãn Trung Quốc "thao túng tiền tệ" nhưng sau một năm họ đã gỡ bỏ. Không phải Mỹ nói Việt Nam thao túng tiền tệ là họ áp ngay thuế đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam còn thời gian để giải thích, đàm phán với Mỹ để họ tháo mác "thao túng tiền tệ". Hơn nữa, quan hệ Việt Nam và Mỹ vẫn ở trong đà phát triển tốt. Tôi cho rằng hai Chính phủ sẽ cân nhắc dựa trên mối quan hệ mà lãnh đạo hai nước đã dày công gây dựng trong gần 25 năm qua. Tôi tin chính quyền Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói từ phía Việt Nam và những người hiểu biết lĩnh vực thương mại, tỷ giá hối đoái để thấy rằng Việt Nam không có chủ đích phá giá tiền tệ. Qua quá trình đối thoại, tranh luận, đặc biệt Việt Nam cũng được sự ủng hộ của chuyên gia kinh tế uy tín tại Mỹ, họ sẽ có cái nhìn chiều sâu hơn trong câu chuyện này. Đừng quá bi quan về chuyện Mỹ dán nhãn "thao túng tiền tệ". Chúng ta sẽ nỗ lực hết sức cung cấp các thông tin khách quan, chi tiết để thuyết phục họ. Đương nhiên, trong bối cảnh hiện nay, một số doanh nghiệp kể cả nhà đầu tư không tránh khỏi tình trạng lo ngại, hoang mang. Tuy nhiên, với quan hệ đối tác quan trọng giữa hai nước cùng chia sẻ nhiều lợi ích tương đồng, tôi cho rằng, khả năng Mỹ áp thuế lên hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là rất thấp. Việt Nam cũng đang xúc tiến nhanh việc giải trình với Mỹ. Bên cạnh đó, còn chưa đầy một tháng nữa để chuyển giao chính quyền Mỹ từ ông Trump sang ông Biden. Chúng ta cũng cần theo dõi kết quả của quá trình đàm phán cũng như quan điểm của chính phủ mới về vấn đề này như thế nào. Quỳnh Trang